Thanh Hóa là thủ phủ công nghiệp thuộc tứ giác phát triển phía Bắc

Tỉnh Thanh Hóa có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng và giao thương kinh tế giữa các vùng miền, là cửa ngõ yết hầu nối liền Bắc Nam; Là tỉnh có tiềm năng phát triển đa lĩnh vực, từ cảng biển nước sâu, cảng hàng không đến cửa khẩu quốc tế Na Mèo. Về dân số đông thứ 3 cả nước, về quy mô xếp thứ 5. Chính vì vậy, Thanh Hóa có đủ nội lực để cất cánh nền kinh tế cả tỉnh và đóng góp lớn cho nền kinh tế của đất nước.

Nhận thấy tiềm năng phát triển lớn này, ngày mùng 5 tháng 8 năm 2020, bộ chính trị đã họp và ra nghị quyết 58-NQ/TW. Theo đó, Thanh Hóa được quy hoạch là tỉnh công nghiệp để trở thành tứ giác phát triển cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Từ thời điểm nghị quyết được ban hành, tỉnh Thanh Hóa đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ đạo của trung ương để quy hoạch toàn tỉnh theo đúng định hướng. Để trở thành thủ phủ công nghiệp việc mở rộng và nâng cấp mạng lưới giao thông được ưu tiên hàng đầu thuận lợi cho logistic hàng hóa; Giao thông liên tỉnh thì có: cao tốc Bắc Nam đoạn Hà Nội – Thanh Hóa – Nghệ An đã thông xe; đường bộ ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đi qua các tỉnh: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình có chiều dài 550km đang đẩy mạnh triển khai nhằm tạo thành tứ giác phát triển và mở rộng tuyến logicstic để tăng kết nối giao thương; Nâng cấp cảng hàng không nội địa Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế; Giao thông nội tỉnh thì đầu tư nâng cấp và mở rộng các tuyến đường đạt quy mô 4 – 6 làn xe và nút giao thông tại 5 vị trí kết nối: Quốc lộ 217B, Quốc lộ 217, Quốc lộ 47, đường nối Quốc lộ 45 với đường Thọ Xuân – Nghi Sơn trên địa bàn xã, đường Vạn Thiện và Nghi Sơn – Bãi Trành, cao tốc Nghi Sơn – Thọ Xuân.

Bên cạnh sự quan tâm phát triển hạ tầng để phục vụ xe contener, xe siêu tải trọng … vận chuyển hàng hóa ra vào khu công nghiệp thì quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng quan trọng không kém. Thanh Hóa đã quy hoạch đến năm 2030 có 9 khu công nghiệp với quy mô 2.281ha và 44 cụm công nghiệp với quy mô 1.642,96 ha bám dọc các trục đường lớn, nhằm phân bố nguồn lực lao động cũng như nguồn lực tự nhiên hợp lý.

Thanh Hóa đang từng bước trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc, bởi sự chuẩn bị bài bản và chuyên nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *